Ra nước ối nhiều khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Nước ối khi mang thai được ví như một tấm màng ngăn cách khỏi những tác động từ bên ngoài đến thai nhi và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Nước ối sẽ tăng dần theo thể trạng của thai phụ và sự phát triển của bé, đến ngày gần sinh lượng nước ối sẽ giảm dần. Tuy nhiên một số chị em gặp tình trạng ra nước ối nhiều khi mang thai 3 tháng cuối khiến nhiều chị em lo lắng không biết có ảnh hưởng gì không? Và cần làm gì khi nước ối ra nhiều, hãy tham khảo xem các chuyên gia Sản phụ khoa nói gì về điều này nhé !

nuoc oi ra nhieu 3 thang cuoi

Nắm bắt tình hình sức khỏe thai nhi nhờ chỉ số nước ối

Lượng nước ối bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và chúng tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Thông thường ở tuần thứ 20, lượng nước ối trung bình khoảng 350ml và khoảng 800ml vào tuần thai 32-36. Trong trường hợp nước ối nhiều (dư ối) cũng có nghĩa thể tích nước ối đã vượt trên ngưỡng 2000ml; con số này tương đương với chỉ số ối từ 20cm trở lên. Trong khi đó, lượng nước ối luôn duy trì ở một mức ổn định thường khoảng 800-1000 ml và có xu hương giảm dần sau tuần thai 36.

Trong trường hợp nước ối nhiều, nguyên nhân có thể xuất phát từ một vài yếu tố như: Tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu bị nhiễm trùng, mang đa thai, song thai hay mẹ bầu bị nhiễm trùng.

3 tháng cuối thai kỳ nước ối ra nhiều có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, nước ối nhiều trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến ngôi thai, dẫn đến trường hợp phải sinh mổ do sinh con ngôi thai mông, sinh con ngôi thai ngược. Tuy nhiên mẹ bầu có thể không cần quá lo lắng trong trường hợp chỉ số nước ối nằm trong khoảng 18-25, bởi đây là ngưỡng chỉ số an toàn.

Nhưng nếu chỉ số nước ối vượt quá 25cm thì khả năng cao mẹ bầu bị đa ối. Tình trạng này có thể dẫn đến khả năng vỡ mang ối, gây sinh sớm và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, thậm chí là có thể gây dị tật xương, thai chết lưu và xuất huyết sau sinh.

Ngoài ra, có khoảng 1% trường hợp chọc ối xét nghiệm gây ra nguy cơ sẩy thai. Do đó, với những phụ nữ quyết định thực hiện xét nghiệm này cần phải đối diện với nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể và di truyền.

Có thể thấy rằng việc ra nước ối nhiều khi mang thai 3 tháng cuối gây nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó ngay khi phát hiện, bà bầu cần làm ngay đầu tiên chính là đến các cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ để thăm khám ngay, bởi ngay khi nước ối bị rò rỉ sẽ khiến màng ối ngày càng mỏng và chúng như một quả bom nổ chậm có thể vỡ bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe của mình và thực hiện các biện pháp phòng tránh như:

  • Tiến hành theo dõi thường xuyên sự thay đổi của cơ thể nhằm ngăn chăn những biến chứng có thể xảy ra.
  • Tiến hành khám thau, siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp bị dò ối, mẹ bầu cần phải luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Mẹ bầu không tự kiểm tra vùng kín bằng tay, thụt rửa âm đạo, ngâm mình trong bồn tắm hay dùng bằng vệ sinh vì chúng là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng hơn.
  • Nên dùng khăn giấy chuyên dụng và lau từ trước ra sau khi mẹ bầu đi vệ sinh.
  • Tham khảo thêm: Những tư thế ngủ của mẹ bầu vô tình làm hại cho thai nhi 

Nên làm gì nếu ra nước ối nhiều khi mang thai 3 tháng cuối?

Trường hợp mẹ bầu rơi vào tình trạng nước ối nhiều, bác sĩ có thể chị định thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm đường trong máu, chọc ối, siêu âm… Nhằm mục đích phát hiện những điểm bất thường liên quan đến sức khỏe mẹ và bé. Trong những xét nghiệm này, uống thuốc hoặc chọc ối được tiến hành nhiều lần trong thai kỳ là giải pháp thường được bác sĩ chỉ định để giảm bớt lượng nước ối. Tuy nhiên nếu thực hiện phương pháp chọc ối thì khả năng sinh con non, nhau bong sớm hoặc vỡ ối sớm thường cao hơn bình thường.

Đối với chỉ định uống thuốc, bà bầu sẽ thực hiện siêu âm doppler và theo dõi tim thai. Thuốc này có tác dụng trong việc làm tăng sự tái hấp thu nước ối, tăng sự trao đổi dịch qua màng thai hoặc giảm lượng nước ối tiết ra, giảm lượng nước tiểu thai nhi thải ra. Tuy nhiên chỉ định này có thể khiến mẹ bầu gặp phải trường hợp nôn, buồn nôn, viêm dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.

Dù thực hiện theo phương pháp thì các mẹ bầu cũng cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên khám thai định kỳ để sớm phát hiện và xử lý nhanh chóng nếu chẳng may bị nước ối nhiều, bên cạnh không quên thực hiện các giải pháp phòng ngừa để có sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé

Bạn muốn tiêm phòng uốn ván khi mang thai nhưng không biết nên tiêm ở đâu? Hãy tham khảo bài thời gian và địa điểm tiêm phòng uốn ván cho bà bầu này nhé

[addtoany]
Bs. Lưu Hoàng Tuyên

Bác sĩ Lưu Hoàng Tuyên - Chuyên khoa sản – nhi, đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám tư vấn và điều trị các bệnh ở trẻ nhỏ. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện sản – nhi Vĩnh Phúc và kiểm soát nội dung trên Nguoihocy.com

Bình luận của bạn