Khi mang thai bà bầu có nên tiêm phòng vắc xin uốn ván?

Tiêm phòng khi mang thai luôn là vấn đề quan trọng và thu hút nhiều sự chú ý của các mẹ bầu. Bởi điều này giúp bảo vệ sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, bà bầu có nên tiêm phòng vắc xin uốn ván? Và nếu tiêm, thì lịch tiêm như thế nào và có những lưu ý gì? Hãy cùng giải đáp những thông tin quan trọng này qua bài viết dưới đây.

Uốn ván và nguyên nhân gây bệnh

Uốn ván là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clotridum gây ra. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và rất khó để tiêu diệt hoàn toàn. Theo các bác sĩ, loại trực khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc của các vết thương hở.

Do đó, trong quá trình sinh nở, việc cắt rốn bằng các dụng cụ chưa tiệt trùng có thể làm cho bé nhiễm uốn ván rốn. Còn đối với các thai phụ, nếu chưa được tiêm phòng trước đó thỉ rất có thể sẽ bị uốn ván tử cung khi chuyển dạ.

khi mang thai co can tiem phong uon van khong

Khi mang thai bà bấu có nên tiêm phòng vắc xin uốn ván?

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm khi có tới gây tỷ lệ tử vong lên tới 95% ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu, rất dễ bị lây truyền vi khuẩn uốn ván từ mẹ. Và với những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai phụ, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng nên được tìm hiểu kỹ lưỡng, nhất là về nguồn gốc của các loại vắc xin. Theo đó, những vắc xin có nguồn gốc từ vi sinh vật sống sẽ có nguy cơ gây hại đến trẻ sơ sinh cao hơn, còn những loại xuất xứ từ vi sinh vật bất hoại sẽ an toàn hơn.

Lịch tiêm phòng uốn ván mà bà bầu cần nhớ

Để việc tiêm phòng đạt được nhiều hiệu quả, không chỉ các bà bầu mà cả những chị em trong độ tuổi sinh sản nên ghi nhớ lịch tiêm như sau:

  • Mũi 1: Tiêm khi mới mang thai hoặc nếu có điều kiện thì tiêm sớm ngay từ lúc chưa mang thai.
  • Mũi 2: Được tiêm sau mũi đầu tiên 6 tháng hoặc trước khi sinh 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi thứ 2 khoảng 6 tháng hoặc trong lần mang thai sau đó.
  • Mũi 4: Tiêm sau mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc ở lần mang thai tiếp theo.
  • Mũi 5: Tiêm sau mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc ở lần mang thai tiếp theo.
  • Ngoài ra, nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 sau 10 năm kể từ mũi thứ 5.

Đây là lịch tiêm tham khảo mà các bà bầu nên biết nhưng trên thực tế, mũi đầu tiên thường được tiêm trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ và mũi thứ 2 được tiến hành trước khi sinh 1 tháng. Bởi như vậy sẽ mang lại sự an toàn hơn khi thai nhi đã phát triển khá ổn định.

Một số lưu ý khi tiêm phòng vác xin uốn ván cho bà bầu

Hiện tại, việc tiêm chủng đã được mở rộng và phổ cập rộng rãi hơn. Do vậy, ngoài những bệnh viện lớn, các mẹ bầu có thể tới những Trung tâm tiêm chủng, các Trung tâm Y tế dự phòng hay các Trạm y tế cấp cơ sở tại phường, xã, quận, huyện…để tiến hành tiêm ngừa theo đúng lịch.

Sau khi tiêm, một số tác dụng phụ như đau đớn, sốt nhẹ có thể xuất hiện. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo bởi chúng sẽ tự biến mất sau 3-4 ngày. Và đây chỉ là dấu hiệu cho thấy kháng thể đang hình thành trong cơ thể. Nhưng nếu đang gặp phải các bệnh lý về khớp, thận hay bi cảm cúm, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm để tránh những hậu quả không mong muốn. Giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là bao nhiêu?

Tin rằng với những chia sẻ trên đã giúp giải đáp thắc mắc khi mang thai bà bầu có nên tiêm phòng vắc xin uốn ván của nhiều bạn đọc, nhất là các chị em đang có thai. Đây đềi là những kiến thức cần thiết để giúp bé yêu của các mẹ chào đời an toàn và khỏe mạnh nhất. Do đó, hãy lưu lại và sử dụng đúng lúc nhé.

[addtoany]
Bs. Lưu Hoàng Tuyên

Bác sĩ Lưu Hoàng Tuyên - Chuyên khoa sản – nhi, đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám tư vấn và điều trị các bệnh ở trẻ nhỏ. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện sản – nhi Vĩnh Phúc và kiểm soát nội dung trên Nguoihocy.com

Bình luận của bạn