Mang thai là khoảng thời gian vất vả của người mẹ với muôn vàn nỗi lo trong đó có sinh non. Sinh non không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà đôi khi còn quyết định sự sống của thai nhi. Vì vậy, nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ hay dấu hiệu sinh non giúp mẹ bầu phòng tránh và có phương án xử trí kịp thời để bảo toàn sức khỏe cũng như tính mạng của cả mẹ và bé. Dưới đây là 9 dấu hiệu sinh non dễ thấy nhất.
Sinh non là một hiện tượng không hiếm gặp, chiếm khoảng 7-10% số phụ nữ mang thai. Sinh non được tính khi thai nhi ra đời trước 37 tuần. Ngày nay, y tế đã phát triển, chăm sóc y tế tốt hơn, tỷ lệ trẻ sinh non sống sót cao đặc biệt đối với những trẻ đã được ở trong bụng mẹ 30 tuần. Với những em bé dưới 26 tuần tuổi sẽ có khoảng 25% cơ hội sống sót mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khâu chăm sóc sức khỏe ngay sau khi trẻ ra đời ở bệnh viện được thực hiện rất cẩn thận và khá tốn kém.
Không có mẹ bầu nào muốn sinh non nhưng khi rơi vào một trong số các trường hợp dưới đây, khả năng mẹ bầu sinh non sẽ cao hơn:
Nguyên nhân từ người mẹ:
9 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu biết có thể bé sẽ ra đời trước thời gian dự sinh.
Tham khảo thêm: Cách tính ngày dự sinh chính xác nhất cho mẹ bầu
Trước khi chào đời khoảng một tuần, em bé sẽ di chuyển xuống dưới về phía ống sinh làm gia tăng áp lực lên phần khung xương chậu làm cho bụng bầu bị tụt xuống sâu.
Những ngày cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu giãn nỡ để em bé có thể chui qua. Trước một vài tuần hoặc một vài ngày trước khi sinh người mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau gò tử cung nhẹ và tăng dần cường độ cho đến thời điểm sinh con.
Khi sắp chào đời, em bé sẽ di chuyển đến ống sinh và chèn ép lên bàng quang làm người mẹ đi tiểu thường xuyên.
Xuất hiện cơn đau lưng dưới có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang di chuyển tới vị trí sẵn sàng để chào đời.
Càng gần đến ngày sinh, mẹ bầu càng bị đau nhiều hai bên bẹn, vùng xương chậu do các khớp ở vùng này bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho em bé ra đời.
Ở những ngày cuối thai kỳ, âm đạo phụ nữ tiết dịch nhiều và đặc hơn bình thường. Một số trường hợp có kèm theo chút máu, gọi là “máu báo” cho biết thai phụ chuẩn bị vượt cạn.
Sữa rỉ ra còn được gọi là sữa non. Hiện tượng sữa non thường xảy ra rõ rệt nhất vào trong vài tuần trước khi sinh con. Đây là sữa rất giàu dưỡng chất, rất tốt cho bé khi mới chào đời.
Dấu hiệu rất dễ nhận biết cho thấy mẹ bầu sắp sinh là cơ thể người mẹ ngưng tăng cân, thậm chí có trường hợp còn giảm 1-2 kg.
Đây là dấu hiệu chĩnh xác nhất cho biết mẹ bầu sắp sinh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy khi thấy nước ối bị vỡ, mẹ bầu cần lập tức nhập viện ngay.
Trẻ sinh non sẽ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe hơn những đứa trẻ sinh đủ tháng. Đặc biệt với những thai nhi dưới 28 tuần càng phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, khó khăn trong việc chăm sóc, bé phải tách mẹ trong những ngày đầu không được kết nối cảm xúc với người mẹ ngay sau khi chào đời. Hy vọng thông tin trên hữu ích với các mẹ bầu để có phương pháp xử trí kịp thời bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
[addtoany]
Bs. Lưu Hoàng Tuyên
Bác sĩ Lưu Hoàng Tuyên - Chuyên khoa sản – nhi, đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám tư vấn và điều trị các bệnh ở trẻ nhỏ. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện sản – nhi Vĩnh Phúc và kiểm soát nội dung trên Nguoihocy.com