6 dấu hiệu sắp sinh chuyển dạ chỉ trong vài ngày

Mỗi mẹ bầu hầu hết sẽ có những dấu hiệu sắp sinh báo trước ngày sinh mà người ta thường gọi là dấu hiệu chuyển dạ

Tuy nhiên mỗi người thường có những biểu hiện khác nhau. Mẹ bầu phải chờ bao lâu mới được gặp con yêu của mình? Với 6 dấu hiệu sắp sinh chuyển dạ sau đây để giữ cho em bé an toàn ra đời và ngày hạnh phúc ấy không còn xa nữa

dau hieu sap sinh chuyen da

Vào tháng cuối của thai kỳ chắc hẳn thai phụ nào cũng thắc mắc: Dấu hiệu sắp sinh như thế nào, biểu hiện chuyển dạ diễn ra ra sao, làm sao để biết bé yêu sắp trào đời? Đây là thắc mắc chung của tất cả mẹ bầu. Mang thai 9 tháng 10 ngày cha mẹ nào cũng mong ngóng con yêu đến thế giới này. Để chuẩn bị tâm lý tốt khi sinh, lúc lên bàn đẻ, các mẹ bầu cần phải tìm hiểu kỹ những kiến thức, biểu hiện sắp sinh trước 1 vài ngày để kịp thời đến viện, sẵn sàng đón bé yêu

Dễ thở trở lại

Đây là một dấu hiệu cho thấy em bé đã rơi xuống dần khỏi tử cung, đi xuống sâu hơn vào xương chậu của bạn và giảm một số áp lực lên cơ hoành giúp bạn không bị hụt hơi và khó thở. Bạn có thể cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang của bạn, điều này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Có thể lúc này bụng bạn sẽ lộ rõ ở bên dưới mà không còn ở giai đoạn bầu cao như trước.

Chảy một chút máu hồng li ti kèm chất nhầy

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có một nút nhầy dày bảo vệ lỗ cổ tử cung khỏi vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Khi cổ tử cung của bạn bắt đầu mỏng và thư giãn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, nút bảo vệ tự nhiên này sẽ bị trục xuất. Một số phụ nữ nghĩ màng bảo vệ này rất rắn chắc nhưng thực chất nó chỉ là một lớp chất nhầy đặc lại thành màng bảo vệ.

dau hieu sap sinh chuyen da

Khi lớp màn này rách để thai nhi đi xuống tử cung nó có thể khiến đồ lót của bạn nhuốm máu và có thể xuất hiện vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ. Không phải tất cả phụ nữ nhận thấy dấu hiệu này.

Vỡ ối

Nước của bạn vỡ trước khi sinh, sự kiện này thường xảy ra ở nhà, thường là khi bạn đang ở trên giường. Đôi khi túi ối bị vỡ hoặc rò rỉ trước khi chuyển dạ vì tử cung của bạn nằm trực tiếp trên bàng quang, nó có thể khiến bạn tưởng đó là nước tiểu. Đôi khi có thể khó phân biệt nước tiểu với nước ối.

Nếu màng của bạn bị vỡ và bạn bị rò rỉ nước ối, đó sẽ là một chất lỏng không mùi. Việc vỡ ối có thể xảy ra đột ngột vỡ hết hoặc nhỏ giọt liên tục. Nếu bạn nhận thấy chất lỏng rò rỉ. Các bạn nên cố gắng xác định xem nó có mùi như nước tiểu hay nếu nó không mùi. Nếu nó dường như không phải là nước tiểu, bạn nên đến cơ sở y tế nhanh chóng tránh tình huống xấu xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi

Cơ thể bỗng nhiên nhiều năng lượng

Trong khi mang thai bạn lúc nào bạn cũng sẽ có cảm giác mệt mỏi và lúc nào cũng muốn ngủ. Vậy nên khi chuyển dạ bạn sẽ có thể cảm nhận rõ ràng mình có nhiều năng lượng cơ thể hơn. Điều này thể hiện ở chỗ bạn bỗng nhiên muốn hoạt động, bạn muốn ăn nhiều hơn, muốn làm nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, bạn cần tiết kiệm nguồn năng lượng này để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới

Cổ tử cung mỏng hơn và nở ra

Vào tháng cuối của thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu căng, mỏng và nở ra. Đây là một dấu hiệu cho thấy phần dưới của tử cung đang chuẩn bị cho thời kỳ sinh, vì cổ tử cung mỏng hơn dễ dàng giãn ra.

co tu cung mo ra khi chuyen da

Khi đi siêu âm hàng tuần bạn có thể dễ dàng phát hiện ra điều này. Qúa trình tử cung mỏng dần được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Bạn có thể biết mức độ chuyển dạ từ những con số đánh giá của bác sĩ. Khi tử cung của bạn đã mở 10 cm nghĩa là bạn đã sẵn sàng cho việc sinh con.

Các cơn co thắt bụng dưới liên tục

Khi bạn bắt đầu trải qua các cơn co tử cung thường xuyên, đó là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy bạn đang chuyển dạ. Khi điều này xảy ra, đây là thời điểm tốt để lấy sổ ghi chép của bạn ra và ghi lại thời gian chính xác mỗi lần co thắt bắt đầu và thời gian chúng kéo dài.

Những cơn co thắt này có thể cảm thấy như đau bụng thời kỳ kinh nguyệt hoặc giống như đau lưng dưới. Khi chuyển dạ sớm, cơn đau của sản phụ có thể cách nhau từ 20 đến 30 phút. Theo thời gian, các cơn co thắt của bạn có khả năng bắt đầu xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hơn có lẽ cứ sau 10-15 phút hoặc ít hơn. Khi các cơn co thắt của bạn cách nhau 5 phút, thì khả năng bạn sẽ sinh ngay sau đó vài tiếng.

Tham khảo thêm: Giục sinh ở tuần 39 có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh mổ

9 dấu hiệu sinh non sớm nhất

Mang thai là khoảng thời gian vất vả của người mẹ với muôn vàn nỗi lo trong đó có sinh non. Sinh non không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà đôi khi còn quyết định sự sống của thai nhi. Vì vậy, nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ hay dấu hiệu sinh non giúp mẹ bầu phòng tránh và có phương án xử trí kịp thời để bảo toàn sức khỏe cũng như tính mạng của cả mẹ và bé. Dưới đây là 9 dấu hiệu sinh non dễ thấy nhất.

Sinh non là gì?

Sinh non là một hiện tượng không hiếm gặp, chiếm khoảng 7-10% số phụ nữ mang thai. Sinh non được tính khi thai nhi ra đời trước 37 tuần. Ngày nay, y tế đã phát triển, chăm sóc y tế tốt hơn, tỷ lệ trẻ sinh non sống sót cao đặc biệt đối với những trẻ đã được ở trong bụng mẹ 30 tuần. Với những em bé dưới 26 tuần tuổi sẽ có khoảng 25% cơ hội sống sót mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khâu chăm sóc sức khỏe ngay sau khi trẻ ra đời ở bệnh viện được thực hiện rất cẩn thận và khá tốn kém.

dau hieu sinh non som nhat

Nguyên nhân nào dẫn đến sinh non

Không có mẹ bầu nào muốn sinh non nhưng khi rơi vào một trong số các trường hợp dưới đây, khả năng mẹ bầu sinh non sẽ cao hơn:

Nguyên nhân từ người mẹ:

  • Mắc một số bệnh lý khi mang thai: những bệnh làm tăng nguy cơ sinh non bao gồm viêm gan, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu…
  • Tâm lý căng thẳng: stress kéo dài làm tuyến thượng thận tiết nhiều hormone kích thích hệ thống thần kinh dẫn tới sinh non.
  • Tử cung bị di tật: Cấu tạo tử cung không bình thường như hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sinh non.
  • Tiền sử sinh non: những bà mẹ đã từng sinh non ở lần trước có nguy cơ bị sinh non cao hơn những bà mẹ khác.
  • Thai phụ phải làm việc trong môi trường độc hại, áp lực căng thẳng nhiều, không được nghỉ ngơi hợp lý trong khi mang thai hay không đang trong độ tuổi lý tưởng để mang thai.

Các dấu hiệu của sinh non

9 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu biết có thể bé sẽ ra đời trước thời gian dự sinh.

Bụng bầu tụt xuống

Trước khi chào đời khoảng một tuần, em bé sẽ di chuyển xuống dưới về phía ống sinh làm gia tăng áp lực lên phần khung xương chậu làm cho bụng bầu bị tụt xuống sâu.

bung tut xuong duoi bieu hien sinh non

Cổ tử cung mở và xuất hiện những cơn gò cổ tử cung

Những ngày cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu giãn nỡ để em bé có thể chui qua. Trước một vài tuần hoặc một vài ngày trước khi sinh người mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau gò tử cung nhẹ và tăng dần cường độ cho đến thời điểm sinh con.

Tiểu rắt

Khi sắp chào đời, em bé sẽ di chuyển đến ống sinh và chèn ép lên bàng quang làm người mẹ đi tiểu thường xuyên.

Đau lưng dưới

Xuất hiện cơn đau lưng dưới có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang di chuyển tới vị trí sẵn sàng để chào đời.

Đau xương chậu

Càng gần đến ngày sinh, mẹ bầu càng bị đau nhiều hai bên bẹn, vùng xương chậu do các khớp ở vùng này bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho em bé ra đời.

Tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo

Ở những ngày cuối thai kỳ, âm đạo phụ nữ tiết dịch nhiều và đặc hơn bình thường. Một số trường hợp có kèm theo chút máu, gọi là “máu báo” cho biết thai phụ chuẩn bị vượt cạn.

Đầu ngực bắt đầu rỉ sữa

Sữa rỉ ra còn được gọi là sữa non. Hiện tượng sữa non thường xảy ra rõ rệt nhất vào trong vài tuần trước khi sinh con. Đây là sữa rất giàu dưỡng chất, rất tốt cho bé khi mới chào đời.

Ngừng tăng cân

Dấu hiệu rất dễ nhận biết cho thấy mẹ bầu sắp sinh là cơ thể người mẹ ngưng tăng cân, thậm chí có trường hợp còn giảm 1-2 kg.

Vỡ ối

Đây là dấu hiệu chĩnh xác nhất cho biết mẹ bầu sắp sinh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy khi thấy nước ối bị vỡ, mẹ bầu cần lập tức nhập viện ngay.

Khi có những dấu hiệu chuyển dạ, sinh non ở trên. Bạn nên ngay lập tức đến khám bác sĩ để kiểm tra về tình trạng cơ thể và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn sắp tới. Chắc hẳn trước khi sinh, đi kiểm tra các bác sĩ cũng đã tư vấn những kiến thức sắp sinh, dự đoán ngày sinh. Vì vậy các bạn nên chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân, của bé yêu cần thiết nhé. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

[addtoany]
Bs. Lưu Hoàng Tuyên

Bác sĩ Lưu Hoàng Tuyên - Chuyên khoa sản – nhi, đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám tư vấn và điều trị các bệnh ở trẻ nhỏ. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện sản – nhi Vĩnh Phúc và kiểm soát nội dung trên Nguoihocy.com

Bình luận của bạn