Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì?

IVF là một kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được áp dụng khá phổ biến cho các cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn, khắc phục vấn đề sinh sản và hỗ trợ thụ thai. Mặc dù vậy nhưng việc thực hiện IVF khá phức tạp nên nhiều người vẫn không biết IVF là gì? Cách thức thực hiện phương pháp này như thế nào?

Bài viết dưới đây nguoihocy.com sẽ mang đến cho các bạn thông tin tổng quan về phương pháp IVF và một số lưu ý khi sử dụng. Hãy tìm hiểu nhé.

thu tinh trong ong nghiem

IVF là gì

Phương pháp hỗ trợ thụ thai bằng ống nghiệm In Vitro Fertilization hay gọi tắt là IVF.  Đây là công nghệ hỗ trợ vấn đề sinh sản (APT) được nhiều người biết đến. Bởi tính hiệu quả của nó.

IVF với cơ chế hoạt động bằng cách lấy trứng “chin” và tốt nhất từ người vợ và đem cho thụ tinh với tinh trùng của người chồng ở trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi thai. Sau đó cấy lại vào trong tử cung người phụ nữ.

Một chu kỳ của thụ tinh ống nghiệm khoảng 2 tuần sau khi phôi thai làm tổ chắc chắn và bắt đầu phát triển tốt thì chứng tỏ phương pháp IVF đã thành công.

IVF áp dụng cho đối tượng nào?

Các chuyên gia cho biết, phương pháp IVF thường được áp dụng cho những đối tượng sau:

  • Nữ giới bị tổn thương hoặc tắc vòi trứng
  • Người không có ống dẫn trứng
  • Người bị lạc nội mạc tử cung
  • Nam giới có tinh trùng bất thường
  • Các cặp vợ chồng không thể sinh nở bằng phương pháp tự nhiên trong thời gian dài mà không rõ nguyên do
  • Các cặp đôi đã áp dụng các kỹ thuật sinh sản khác nhưng thất bại

Điều kiện cần và đủ khi thực hiện IVF

IVF là một kỹ thuật y khoa phức tạp và để phương pháp này có thể thành công, đòi hỏi:

  • Tinh trùng của người nam vẫn trong giới hạn cho phép
  • Người nữ có tử cung và buồng trứng hoạt động bình thường
  • Bác sĩ thực hiện là người có chuyên môn, trình độ kỹ thuật
  • Cơ sở thực hiện được cấp phép, có đầy đủ thiết bị y tế cần thiết

Để biết bản thân có đáp ứng được những điều kiện để thực hiện IVF hay không? Các cặp vợ chồng nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để thăm khám và để bác sĩ tư vấn cụ thể.

Quy trình thực hiện IVF như thế nào?

Thông thường, một quy trình thụ tinh ống nghiệm sẽ trải qua 5 bước chính gồm:

quy trinh thu tinh trong ong nghiem

Bước 1: Kích trứng

Trứng được sản xuất, phát triển, chín và rụng sau 1 chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bạn không thể bị động chờ đợi.

Do đó, để có thể cho ra nhiều kết quả, nhiều quả chứng tốt nhất thì bác sĩ cần tiến hành tiêm thuốc kích thích buồng trứng, nang noãn phát triển và trứng chín sớm hơn.

Những quả trứng chín tốt nhất sẽ được lọc ra qua quá trình siêu âm, xét nghiệm và kiểm tra nồng độ hormone, sự phát triển của nang noãn

Bước 2: Chọc hút trứng – Lấy tinh trùng

Sau khi trứng được kích thích đạt hiệu quả bác sĩ tiến hành lấy trứng qua một quá trình tiểu phẫu chục hút trứng và lấy ra ngoài theo đường âm đạo.

Việc chọc hút trứng trong công nghệ IVF chị em không cảm thấy đau đớn, chỉ hơi khó chịu chút. Nhưng nó không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đồng thời ngay lúc đó, người hiến tặng tinh trùng hoặc người chồng sẽ lấy tinh trùng ra để chuẩn bị cho bước 3 là nuôi cấy tạo phôi thai trong ống nghiệm.

Bước 3: Tiến hành tạo phôi

Trứng và tinh trùng sau khi được lấy ra ra bên ngoài sẽ được kết hợp với nhau và lưu gữi trong phòng thí nghiệm để “hòa quyện” tạo thành phôi thai.

Nếu tinh trùng của nam giới quá yếu hoặc quá trình thụ tinh này không được thuận lợi. Các bác sĩ dùng phương pháp tiêm tinh trùng vào trong tế bào chất. Thông qua phương pháp này tinh trùng được bơm trực tiếp vào trứng để kết hợp thành phôi thai.

Trong thời gian này, bác sĩ sẽ cho người nữ dùng thuốc uống và thuốc đặt âm đạo để chuẩn bị cho việc chuyển phôi vào tử cung.

– Có 2 phương pháp chuyển phôi được áp dụng là:

  • Chuyển phôi tươi: Được thực hiện ngay khi tạo phôi
  • Chuyển phôi trữ: Phôi khi được tạo sẽ được trữ đông và chuyển phôi vào chu kỳ tiếp theo

Bước 4: Chuyển phôi

Phôi thai sẽ được đưa vào tử cung sau khi quá trình tạo phôi ở bước 3 diễn ra thuận lợn.

Các cặp đôi sẽ được thông báo về số lượng và chất lượng các phôi được tạo thành thành công.

Dựa vào mong muốn của các cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ chuyển số phôi phù hợp vào buồng tử cung người vợ. Số phôi dư còn lại có thể được trữ đông (tùy theo nhu cầu).

Sau khi phôi được chuyển thành công vào buồng tử cung, người vợ cần nghỉ ngơi tại bệnh viện từ 2 – 4 giờ.

Quy trình chuyển phôi sẽ không gây đau đớn cho người vợ. Nhưng hầu như chị em đều gặp phải hiện tượng chuột rút nhẹ.

Sau 2 tuần chuyển phôi bác sĩ kê thêm toa thuốc nội tiết. Lưu ý: chị em cần nghỉ ngơi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Bước 5: Thử thai

Sau 2 tuần chuyển phôi, chị em quay lại cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra nồng độ HCG trong máu xem đã có thai hay chưa.

  • Trong trường hợp nồng độ HCG ở trong máu đạt mức 25 IU/1 chứng tỏ bạn đã có thai, quá trình thụ tinh ống nghiệm thành công.
  • Sau 2 ngày, nếu nồng độ này tăng lên gấp đôi thì là thai đang phát triển.
  • Trong trường hợp nồng độ HCG không tăng hoặc giảm thì cần phải theo dõi thêm.
  • Nếu nồng độ beta HCG trở về âm tính (5 IU/1) thì có nghĩ là thai đã bị sinh hóa, IVF thất bại.

Với những trường hợp thai phát triển bình thường, người mẹ sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc dưỡng thai và siêu âm để xác định túi thai, tim thai theo định kỳ.

Nếu bị thất bại, nếu có phôi trữ sẽ được tiếp tục thực hiện chuyển phôi ở chu kỳ tiếp theo.

Khi kiểm tra chưa có thai nhưng vẫn còn phôi trứ thì nữ giới tiếp tục dùng phôi đó để chuyển vào tử cung ở chu kỳ IVF tiếp theo mà không cần thực hiện bước kích trứng và chọc hút trứng.

Tỉ lệ thành công của IVF

Theo thống kê của các chuyên gia y tế, trên thế giới, tỉ lệ thành công của phương pháp IVF là khoảng từ 40 – 45%. Còn ở Việt Nam, tỉ lệ này là khoảng 35 – 40%. Con số này sẽ giảm khoảng từ 2 – 20% đối với những phụ nữ ngoài 40 tuổi.

Ngoài ra, trên thực tế, phương pháp IVF cũng có tỉ lệ sảy thai và sinh non cao hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật IVF thì sự phát triển của trí não và cơ thể thường kém hơn những trẻ được thụ tinh tự nhiên.

Kỹ thuật IVF đã và đang là một trong những phương pháp mang đến niềm vui làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Và nếu các bạn đang có nhu cầu thực hiện kỹ thuật này, hãy tìm hiểu thật kĩ những thông tin liên quan, cũng như cơ sở uy tín khi thực hiện để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

[addtoany]
Bình luận của bạn