Những dị tật vùng kín khiến bạn khó thụ thai

Dị tật ở vùng kín là tình trạng không hiếm mặt, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến việc thụ thai. Vậy những dị tật vùng kín khiến bạn khó thụ thai là gì? Bài viết dưới đây sẽ điểm qua một số dị tật vùng kín phổ biến, giúp chị em chủ động hơn trong việc điều trị.

Tổng hợp các dị tật vùng kín thường gặp

nhung di tat vung kin

Màng trinh đóng kín

Màng trinh đóng kín là một trong những dị tật vùng kín khiến bạn khó thụ thai, đời sống chăn gối cũng bị ảnh hưởng.

Màng trinh đóng kín là tình trạng màng trinh không có lỗ, đây là một trong những dị dạng phổ biến và cần can thiệp ngoại khoa để điều trị. Khi màng trinh đóng kín sẽ khiến kinh nguyệt không thể ra ngoài gây ứ đọng ở tử cung. Thậm chí, máu kinh có thể chảy ngược vào ổ bụng và gây ra các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, nữ giới còn gặp triệu chứng chứng đau bụng, bí tiểu, táo bón, đến tuổi dậy thì không có kinh.

Màng trinh đóng kín không chỉ khiến quan hệ khó khăn mà còn khiến tinh trùng không thể xâm nhập vào bên trong âm đạo để thụ tinh với trứng. Chính vì thế, nữ giới cần thực hiện thủ thuật để chọc thủng màng trinh, hút dịch ứ đọng và tạo lỗ màng trinh. Lúc này, việc quan hệ và thụ thai sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Vách ngăn âm đạo

Vách ngăn âm đạo bao gồm vách ngăn ngang và vách ngăn dọc. Trong đó, vách ngăn ngang hiếm gặp hơn và thường nằm ở ngoài cửa âm đạo. Nếu vách ngăn ngang chỉ đóng kín một phần âm đạo thì việc quan hệ vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu vách ngăn ngang bịt kín sẽ gây các hiện tượng như màng trinh bịt kín.

Còn vách ngăn âm đạo dọc sẽ tạo ra âm đạo kép, có vị trí ở chiều dài âm đạo hoặc phân bổ tại một chỗ. Trường hợp này cần phải tiểu phẫu cắt bỏ vách ngăn.

>>> Tham khảo thêm: Những bí mật thầm kín về âm đạo mà bạn không ngờ đến

Dị tật tử cung

Dị tật tử cung cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Một số dị tật tử cung thường gặp gồm:

  • Không có tử cung: Đây là một trong những dị tật hiếm gặp khiến nữ giới không thể mang thai. Thông thường, nữ giới chỉ phát hiện không có tử cung do vô tình đi siêu âm, hoặc kiểm tra khi đến tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt.
  • Hai tử cung: Với những trường hợp có 2 tử cung, bác sỹ sẽ tiến hành xác định chức năng của 2 tử cung. Sau đó, cắt bỏ tử cung bị thoái hóa và giữ lại tử cung hoàn thiện hơn.
  • Tử cung có vách ngăn: Trong trường hợp này, tử cung dính với nhau bởi vách ngăn tử cung hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Nữ giới gặp tử cung có vách ngăn rất khó thụ thai, nếu mang thai rất dễ sẩy thai, thai nhi kém phát triển.
  • Tử cung một sừng: Nữ giới có tử cung một sừng có tỉ lệ mang thai thấp hơn với những người khác. Bởi lúc này, tử cung chỉ có một vòi trứng và một buồng trứng.
  • Tử cung nhi tính: Tử cung nhi tính là trường hợp tử cung phát triển kém, kích thước tử cung chỉ bằng tử cung của bé gái 5 tuổi. Nữ giới có tử cung nhi tính không có buồng trứng hoặc không có âm đạo nên không thể thụ thai.

Hẹp âm hộ

Hẹp âm hộ là một trong những dị dạng bẩm sinh ở cơ quan sinh dục ngoài. Tùy thuộc vào mức độ dị tật mà sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp.

  • Nếu âm hộ bị hẹp do lớp biểu mô của 2 môi nhỏ dính vào nhau: Trường hợp này chỉ cần phẫu thuật tách 2 môi nhỏ.
  • Âm hộ hẹp do 2 môi nhỏ dính vào nhau 1 phần: Được phát hiện khi nữ giới gặp khó khăn khi quan hệ.
  • Âm hộ hẹp do 2 môi nhỏ dính vào nhau hoàn toàn: Khiến nữ giới đến tuổi dậy thì không có kinh nguyệt, đau bụng kinh, tử cung to dần. Xem thêm: Sơ đồ cấu tạo cô bé

Không có âm đạo

Không có âm đạo là một trong những dị dạng bẩm sinh đặt biệt. Cách khắc phục trong trường hợp này chính là tạo hình âm đạo.

Với những trường hợp mất âm đạo từ 6 – 7 cm và không đủ mô âm đạo để nối. Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn ruột hoặc một vùng da ở đùi để tạo âm đạo mới. Nếu buồng trứng và tử cung của những chị em vẫn hoạt động tốt thì vẫn có thể mang thai và sinh con.

Dị dạng buồng trứng

Buồng trứng có nhiệm vụ nuôi các tế bào trứng và phóng noãn khi đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, buồng trứng còn có nhiệm vụ sản xuất hormone sinh dục để điều khiển hoạt động tình dục, sinh sản. Do đó, những dị dạng ở buồng trứng đều ảnh hưởng đến việc mang thai của nữ giới.

Một số dị dạng buồng trứng ở nữ giới gồm:

  • Không có buồng trứng hoàn toàn: Triệu chứng của không có buồng trứng chính là vô kinh nguyên phát. Trường hợp này nữ giới không thể có thai và cần xin trứng của người khác để thụ tinh ống nghiệm.
  • Buồng trứng chỉ có 1 bên: Nếu buồng trứng này hoạt động tốt thì không ảnh hưởng nhiều đến kinh nguyệt và khả năng mang thai của nữ giới.
  • Buồng trứng hình dải: Thông thường, buồng trứng sẽ có hình oval, nhưng trong trường hợp này buồng trứng có hình dải như dải xơ. Với buồng trứng hình dải sẽ không sản sinh nội tiết và ngoại tiết khiến nữ giới không thể mang thai.

Dị tật ở vòi trứng

Dị tật ở vòi trứng cũng là những dị tật vùng kín khiến bạn khó thụ thai. Một số dị tật ở vòi trứng phổ biến gồm:

  • Vòi trứng quá dài: Vòi trứng quá dài khiến phôi không thể kịp di chuyển về tử cung nên rất khó thụ thai và dễ mang thai ngoài tử cung.
  • Vòi trứng bị viêm nhiễm: Tại vị trí viêm nhiễm luôn tiết dịch mủ khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau dẫn đến khó thụ thai.
  • Không có vòi trứng: Không có vòi trứng khiến trứng và tinh trùng không thể thụ tinh và cần phải nhờ đến phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
  • Không có loa vòi trứng: Loa vòi trứng sẽ có nhiệm vụ bắt lấy trứng và di chuyển vào lòng ống dẫn trứng. Nếu nữ giới không có loa vòi trứng thì trứng không thể di chuyển đến vòi trứng nên rất khó thụ thai.

Cách phát hiện sớm dị tật vùng kín

Những dị tật ở vùng kín ảnh hưởng nặng nề đến khả năng mang thai của nữ giới. Do đó, việc phát hiện sớm dị tật vùng kín là điều cần thiết để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số cách phát hiện dị tật sớm ở vùng kín.

  • Khi tắm cho bé các mẹ cần quan sát vùng kín của bé, nếu có dấu hiệu bất thường cần đi kiểm tra ngay.
  • Nếu đến tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh nguyệt hoặc thấy bụng dưới to, đau bụng dưới… Cần đến bệnh viện kiểm tra xem có bất thường nào ở vùng kín hay không.
  • Gặp khó khăn và đau khi giao hợp.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc nắm rõ những dị tật vùng kín khiến bạn khó thụ thai. Nếu phát hiện bản thân có những biểu hiện trên, chị em cần đi thăm khám sớm để bệnh không ảnh hưởng đến việc mang thai, giúp điều trị bệnh dễ dàng hơn.

[addtoany]
Bình luận của bạn