Cơ quan sinh dục của bé gái có cấu tạo phức tạp và nhạy cảm hơn ở bé trai. Do đó, việc vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé gái sơ sinh cần thẩn thận và tỉ mỉ hơn cả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chị em cách làm sạch vùng kín cho bé gái sơ sinh sạch sẽ và an toàn.
Vùng kín hay âm hộ của bé gái sơ sinh rất nhạy cảm, có vị trí nằm sâu ở bên trong. Do đó, quá trình vệ sinh cơ quan sinh dục bé gái cần cẩn trọng hơn so với việc vệ sinh cơ quan sinh dục của bé trai.
Để đảm bảo vùng kín sạch sẽ, quá trình vệ sinh an toàn, các mẹ thực hiện theo những bước sau:
– Trước khi làm sạch vùng kín cho bé gái sơ sinh, các mẹ cần rửa tay sạch sẽ. Sau đó, chuẩn bị nước ấm khoảng 35 – 38 độ.
– Lấy khăn xô mềm, quấn quanh ngón trỏ, nhúng nước ấm và lau xung quanh âm đạo của bé.
– Sau đó, chuyển sang lau dọc các nếp gấp của âm đạo theo hướng từ âm đạo ra hậu môn. Lưu ý không nên lau sâu vào bên trong và không sử dụng xà phòng trong quá trình lau rửa.
– Dùng khăn mềm sạch sẽ thấm khô vùng kín của em bé, tiếp đó đóng bỉm và mặc quần áo cho em bé.
Quá trình vệ sinh âm đạo cho bé gái khi thay tã các mẹ chỉ cần lau rửa phía ngoài mà không cần dùng lực quá mạnh. Trừ khi bé đi đại tiện và làm bẩn ở những khu vực khác thì mới cần rửa kỹ hơn.
Cách thực hiện như sau: Dùng khăn mềm đã thấm nước quấn quanh ngón tay, sau đó lau nhẹ dọc các nếp gấp. Lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không sử dụng xà phòng vì có thể gây rát cho bé.
Sau đó, dùng khăn thấm khô quanh vùng kín, thoa kem mỡ quanh âm đạo và mông cho bé. Sau khoảng 20 phút, các mẹ mới nên mặc bỉm và quần áo cho bé.
>>> Tham khảo thêm: cách làm thơm vùng kín tự nhiên
Âm đạo của bé gái sơ sinh rất nhạy cảm, hơn nữa sức đề kháng lúc này cũng yếu nên rất vùng kín dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh. Do đó, khi làm sạch âm đạo cho bé, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Khi bé chưa rụng rốn các mẹ không nên tắm cho bé vì thời điểm này rất dễ bị nhiễm trùng. Thay vào đó, các mẹ chỉ nên lau người cho bé bằng khăn mềm.
– Âm đạo của trẻ lúc này rất hẹp và dễ tổn thương nên các mẹ không nên rửa sâu vùng kín.
– Đối với thau tắm, các mẹ bên lựa chọn thau có thiết kế nằm ngửa ngồi. Khi tắm, chỉ nên cho nước ngập nửa thau để tránh nước vào tai, mũi, mắt của bé. Chỉ nên cho bé tắm thau, bồn khi đã rụng rốn.
– Đối với trẻ sơ sinh chưa cần thiết để dùng sữa tắm vì có thể khiến da của trẻ bị khô và kích ứng. Nếu sử dụng, chỉ nên dùng sữa tắm dịu nhẹ và phù hợp cơ địa, da của bé.
– Hiện nay trên thị trường có nhiều dung dịch vệ sinh cho bé gái sơ sinh. Tuy nhiên, các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo sản phẩm an toàn cho bé.
– Khi tắm cho bé bằng các loại lá, nên lưu ý mua nguyên liệu ở những cơ sở uy tín, nguyên liệu sơ chế sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
– Không bôi kem hoặc gel vào âm đạo, hoặc xung quanh âm đạo của bé khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.
– Không dùng phấn rôm để thoa quanh vùng kín, mông của trẻ. Vì phấn rôm khiến trẻ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cũng như gây ngạt thở và các bệnh đường hô hấp khác.
– Thay bỉm, tã thường xuyên vì nếu để lâu sẽ khiến vi khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo.
Như đã chia sẻ, âm đạo của bé gái sơ sinh rất nhạy cảm và dễ viêm nhiễm. Do đó, các mẹ cần nắm rõ dấu hiệu viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục bé gái dưới đây, để phát hiện và điều trị kịp thời:
– Trẻ quấy khóc, ngứa ngáy âm đạo và tiểu tiện khó khăn.
– Với những trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiểu sẽ có biểu hiện môi nhỏ bị dính và viêm. Lúc này, lỗ niệu đạo của trẻ bị che kín dẫn đến đi tiểu không thành dòng và chia thành nhiều tia nhỏ.
– Âm đạo ngứa, nổi mẩn, nổi hăm hoặc bị rôm sảy. Nguyên nhân do đóng bỉm chặt hoặc không thay bỉm thường xuyên cho bé.
– Nhiều chị em có thói quen sử dụng giấy để vệ sinh cho bé, khiến nhiều trường hợp giấy bị dính lại ở âm đạo của trẻ và gây viêm nhiễm. Bởi giấy vệ sinh có mùi hóa học, chất tẩy màu nên rất dễ gây kích ứng. Vì thế, thay vì dùng giấy vệ sinh, các mẹ nên sử dụng khăn để lau cho bé nhằm tránh viêm nhiễm.
Tìm hiểu về thuốc sát trùng betadine
Trên đây là cách hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh chi tiết. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất.
[addtoany]
Bs. Nguyễn Thị Trúc Linh
Là bác sĩ khoa ngoại nhi, hiện đang công tác tại Bệnh viện nhi đồng 1. Tốt nghiệp Đại học y dược Tp. HCM