Sơ đồ cấu tạo của “cô bé”

Vùng kín là khu vực có cấu tạo ẩn và vô cùng phức tạp. Ngoài ra đây còn là một khu vực hết sức nhạy cảm nên việc nắm được sơ đồ cấu tạo của “cô bé” không phải là điều mà ai cũng biết, kể cả các chị em phụ nữ.

so do cau tao co be

TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ

Theo các chuyên gia y tế, bộ phận sinh dục nữ thường được gọi là vùng kín hay “cô bé” là một hệ thống sinh lý được chia thành 2 phần bên trong và bên ngoài.

Cơ quan này đảm nhiệm nhiều chức năng phức tạp có thể kể đến như:

– Diễn ra hoạt động tình dục, tiếp nhận tinh trùng

– Diễn ra quá trình rụng trứng

– Xảy ra chu kỳ kinh nguyệt

– Bài tiết chất thải

– Thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh sản

Hình ảnh cấu tạo cơ quan sinh dục bên ngoài

Bộ phận sinh dục ngoài của cơ quan sinh dục nữ bao gồm các bộ phận chính như: mu, môi lớn, môi bé, âm vật… Nó có vai trò đưa tinh trùng vào bên trong cơ thể và bào vệ các bộ phận sinh dục bên trong tránh khỏi việc bị lây nhiễm các mầm bệnh có hại từ bên ngoài như: nấm âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa

so do cau tao co be

Sơ đồ cấu tạọ của cơ quan sinh dục ngoài

Mu

Mu là hình ảnh cơ quan sinh dục ngoài mà chúng ta rất dễ dàng để quan sát. Đây là nơi hai xương mu gặp nhau, tạo thành khớp. Các tổ chức mỡ và da tạo thành một gò cao hẳn lên.

Trên bề mặt mu thường được phủ bởi một lớp lông dài và xoăn được phân bố theo hình tam giác. Tác dụng chính của chúng là giúp làm giảm ma sát phần trên âm hộ trong quá trình quan hệ tình dục.

Âm hộ

Nhiều người thường nhầm lẫn âm hộ là âm đạo, tuy nhiên trên thực tế, âm hộ là một phần của cơ quan sinh dục ngoài. Đây chính là phần ngoài của bộ phận nằm giữa xương mu và hậu môn, được bao phủ bằng lông ở phía trên và xung quanh.

Môi lớn và môi nhỏ

Bộ phận sinh dục ngoài mà chúng ta cũng dễ quan sát đó chính là môi lớn và môi bé. Đây những bộ phận được hình thành từ nếp gấp da có dạng hình đôi môi nằm chắn trước âm đạo, lỗ tiểu.

Môi lớn là bộ phận nằm bên ngoài, có chiều dài khoảng từ 7 – 9 cm. Bộ phận này có chứa nhiều tuyến mồ hôi và tuyến dầu có chức năng che chắn, bảo vệ cho các bộ phận bên trong cơ quan sinh sản được an toàn. Sau giai đoạn dậy thì, xung quanh khu vực này thường mọc nhiều lông.

Môi bé nằm ngay bên trong môi lớn, bao quanh cửa vào âm đạo và niệu đạo. Độ rộng trung bình của môi bé là khoảng 5cm. Nó cũng có chức năng tương tự như môi lớn.

Âm vật

Âm vật là một bộ phận vô cùng nhạy cảm của cơ quan sinh dục nữ. Nó được bao phủ bởi một lớp da giống như bao quy đầu ở nam giới và nằm ngay dưới xương mu, phía trong các nếp môi với kích thước khá nhỏ, tương ứng với một hạt đậu.

Các bạn hoàn toàn không khó để xác định vị trí của âm vật vì bộ phận này rất nhạy cảm. Khi dùng tay chạm vào âm vật, bạn sẽ có cảm giác hơi nhột và hưng phấn.

Lỗ niệu đạo

Lỗ niệu đạo hay chính xác hơn là lỗ tiểu là nơi bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ở cơ quan sinh dục nữ, lỗ niệu đạo nằm ngay phía dưới âm vật và phía trên cửa âm đạo (tiền đình).

Hình ảnh cấu tạo bên trong âm đạo

Bên trong âm đạo người phụ nữ ẩn chứa rất nhiều điều vô cùng thú vị với rất nhiều bộ phận đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh lý và sinh sản của người phụ nữ.

so do cau tao bo phan sinh dục ben trong

Sơ đồ cấu tạo các bộ phận bên trong âm đạo

Âm đạo

Âm đạo là bộ phận có dạng hình ống kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung và có tính đàn hồi cao. Vị trí của âm đạo nằm phía sau niệu đạo và nàng quang, trên đỉnh đáy chậu và phía sau cổ tử cung.

Đây là nơi cho phép diễn ra các hoạt động tình dục, chảy máu kinh hay sinh nở. Âm đạo chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ nên thường ẩm do các chất dịch tiết ra từ cổ tử cung và buồng tử cung.

Màng trinh

Màng trinh là bộ phận nằm bên trong âm đạo. Đây là một lớp màng mỏng nằm cách cửa âm đạo khoảng 2cm có tác dụng bảo vệ âm đạo tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài.

Tuy nhiên, màng trinh thường bị rách khi nữ giới quan hệ tình dục, bị chấn thương hay tai nạn ở vùng kín, và nó không có khả năng khôi phục lại như trạng thái ban đầu.

màng trinh

Cổ tử cung

Cổ tử cung là bộ phận nối liền với âm đạo có hình dạng giống một nút chai tròn hình nấm với một lỗ tròn ở giữa, thông với bên trong tử cung. Bộ phận này giúp bảo vệ tử cung không bị các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào và gây bệnh.

Thông thường trong một chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung sẽ mở ra 2 lần, một là khi hành kinh để giúp máu kinh thoát ra ngoài, hai là vào thời kỳ rụng trứng để đón tinh trùng từ bên ngoài vào thụ tinh.

Đặc biệt, nếu như bình thường cổ tử cung có kích thước khá nhỏ thì khi sinh cở, cổ tử cung có thể mở rộng để giúp trẻ có thể ra bên ngoài.

Tử cung

Tử cung là bộ phận đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ. Cơ quan này có hình dạng như một trái lê lộn ngược được hình thành bởi các cơ trơn rất dày và bề mặt bên trong được bao phủ bởi một lớp niêm mạc gồm nhiều mạch máu và tuyến.

Tử cung nằm ở vị trí phía trên bàng quang và phía dưới bụng. Phía trên buồng tử cung là 2 ống dẫn trứng (vòi trứng) nối liền với buồng trứng, còn phía dưới nối với âm đạo qua cổ tử cung.

Đây là nơi để trứng thụ tinh đến làm tổ và phát triển cho tới khi thai trưởng thành. ngoài ra, hình dáng tử cung thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của người phụ nữ, theo chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai nghén.

Vòi trứng

Vòi trứng hay ống dẫn trứng là một ống nối kéo dài từ tử cung đến buồng trứng. Đây là đường đi của trứng và tinh trùng và là nơi xảy ra quá trình thụ tinh.

Mỗi phụ nữ thường có 2 vòi trứng với chiều dài khoảng 7,5cm. Một đầu vòi mở tương đối hẹp vào tử cung còn đầu kia mở rộng với các tua (loa vòi) ôm sát vào buồng trứng để hứng trứng khi rụng.

Vách của vòi trứng thường được lót bởi một lớp tế bào có lông chuyển động được, nhiệm vụ của chúng là rung chuyển thường xuyên theo một hướng nhất định để đẩy dịch nhầy trong đó có trứng di chuyển về phía tử cung.

Buồng trứng

Mỗi nữ giới thường có 2 buồng trứng nằm hai bên tử cung ngay dưới loa vòi. Mỗi buồng trứng dài khoảng 3cm và rộng 2cm. Đây là nơi chứa rất nhiều nang trứng với chức năng chính là sản xuất trứng và sản sinh các nội tiết tố estrogen và progesterone.

Nữ giới ở tuổi dậy thì có buồng trứng nhẵn bóng, mỗi tháng sẽ có 1 nang trứng vỡ ra, tạo thành sẹo. Nhưng khi tới tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng của các chị em sẽ trở nên bóng nhẵn như lúc đầu.

Trên đây là những thông tin giới thiệu về sơ đồ cấu tạo của “cô bé” ở nữ giới. Có thể nhận định rằng, hệ thống cơ quan sinh dục nữ là bộ phận vô cùng quan trọng và nhạy cảm. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp các bạn hình dung được cấu tạo của vùng “tam giác mật” và biết cách chăm sóc tốt để giữ cho vùng kín luôn được khỏe mạnh.

 

[addtoany]
Bs. Đinh Sỹ Thanh

Hiện đang làm việc tại  bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa – Đại Học Y Hà Nội và là tham vấn viên chia sẻ những kiến thức mảng sức khỏe nam khoa, sức khỏe sinh sản,...trên trang Nguoihocy.com

Bình luận của bạn