Cách nhận biết và điều trị nấm vùng kín ở nữ giới

Nấm vùng kín là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không điều trị và phòng ngừa đúng cách. Nếu để lâu có thể là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nhận biết nấm vùng kín như thế nào? Đâu là cách điều trị nấm ở vùng kín hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu nhận biết bị nấm ở vùng kín

Âm đạo (hay vùng kín) thường có sự cân bằng lành mạnh giữa vi khuẩn và nấm men. Sự cân bằng này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giữ cho âm đạo của người phụ nữ luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Khi vì một lý do nào đó mà sự cân bằng bị xáo trộn, nấm candida có thể sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát và dẫn đến các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Khi bị nấm vùng kín, người bệnh sẽ gặp triệu chứng điển hình nhất là ngứa ngáy và một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

  • Âm đạo bị sưng, nóng, đỏ, trường hợp nặng có thể lây lan ra cả bẹn và đùi.
  • Có cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu tiện, đau hoặc rát khi quan hệ tình dục.
  • ​Dịch âm đạo có màu trắng, đặc, vón cục, tiết ra nhiều hơn bình thường.

Cách điều trị phù hợp khi bị nấm ở vùng kín

Cách điều trị nấm ở vùng kín phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm nấm của người bệnh. Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa sản kiểm tra và đưa ra chỉ định điều trị nấm phù hợp, kịp thời.

Nếu bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ đến trung bình, không tái lại thường xuyên thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đặt âm đạo để điều trị. Thời gian điều trị thông thường sẽ kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thêm thuốc uống đơn liều với fluconazole (một loại thuốc có tác dụng chống nấm). Lưu ý, thuốc fluconazole tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Nếu phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả tốt, hoặc các triệu chứng của bạn là nghiêm trọng, nấm vùng kín tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ có thể sẽ chỉ định:

  • Điều trị dài ngày bằng cách sử dụng một loại thuốc chống nấm trong tối đa 2 tuần liền, sau đó sử dụng mỗi tuần một lần trong sáu tháng tiếp theo.
  • Điều trị bằng thuốc uống đa liều: Bác sĩ có thể sẽ kể cho bạn hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì sử dụng thuốc bôi như bình thường. Tuy nhiên như đã nói, phương pháp sử dụng thuốc uống không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ đang có thai.
  • Điều trị bằng liệu pháp kháng Azole – thuốc dạng viên nang đặt vào âm đạo, chỉ sử dụng để điều trị nấm candida kháng thuốc chống nấm thông thường. Thuốc đặt vào âm đạo có thể gây tử vong nếu dùng bằng đường uống.

Ngăn ngừa nhiễm nấm ở vùng kín bằng cách nào?

Nấm ở vùng kín có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Vệ sinh không đúng cách dẫn đến môi trường âm đạo bị ảnh hưởng, độ pH bị mất cân bằng tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và gây bệnh.
  • Sử dụng loại băng vệ sinh có chất lượng kém.
  • Sinh hoạt tình dục không an toàn với bạn tình.
  • Mặc đồ lót quá chật, đồ lót không thoáng khí, đồ lót không thấm mồ hôi, đồ lót cũ, vệ sinh đồ lót không đúng cách.
  • Phụ nữ đang mang thai và có bệnh nền như đái tháo đường.
  • Ngoài ra, nấm âm đạo cũng có thể xảy ra nếu bạn dùng kháng sinh trong thời gian dài, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống có hàm lượng dinh dưỡng thấp,….

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, chị em nên:

  • Sử dụng quần lót có đáy quần làm bằng chất liệu cotton
  • Không nên dùng quần lót bó sát vùng kín
  • Không nên mặc quần áo bị ẩm ướt, đồ bơi, trang phục thể thao luyện tập trong thời gian dài
  • Chọn sản phẩm sữa tắm, xà phòng tắm, băng vệ sinh, tampon an toàn
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, không nên sử dụng thuốc khi không cần thiết (ví dụ như bị nhiễm virus hoặc bị cảm lạnh)
  • Không nên tắm và rửa âm đạo bằng nước quá nóng
  • Tránh vệ sinh âm đạo bằng cách thụt rửa vì việc này có thể sẽ loại bỏ mất một số lợi khuẩn bình thường trong âm đạo bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm nấm

Nấm vùng kín là bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu chậm trễ can thiệp, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh sau này. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh nghi ngờ nhiễm nấm, bạn nên đến cơ sở ý tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, nhận chỉ định đúng giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tránh trường hợp điều trị lâu dài không khỏi, tiền mất tật mang.

[addtoany]
Bình luận của bạn