Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là một trong những hiện tượng sinh lý phổ biến và quy đầu có thể tự lộn xuống sau khi trẻ đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn lo lắng và băn khoăn hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có cần cắt không. Chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi.
Theo các bác sĩ chuyên gia nam khoa cho biết: hầu hết tất cả bé trai sinh ra đều gặp phải tình trạng dài, hẹp bao quy đầu. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, trong quá trình trưởng thành lớp bao quy đầu này tự động tuột xuống mà không cần can thiệp bất cứ thủ thuật nào. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ sau khi trường thành lớp bao quy đầu đó vẫn không thể tự lột xuống được.
Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu lớp da này không thể tự lột xuống khiến khó khăn trong việc vệ sinh, đi tiểu, tia nước tiểu nhỏ, nước tiểu đọng lại ở phần bao quy đầu khiến cho dương vật bị sưng phồng ra, xuất hiện cục trắng ở đầu dương vật
Khi các bậc phụ huynh tắm rửa vệ sinh cơ thể cho bé thì nên chú ý một số biểu hiện của hẹp bao quy đầu, nếu thấy khác lạ thì nên đưa trẻ đi điều trị ngay. Cụ thể như:
-Trẻ đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rắt, mỗi lần đi tiểu trẻ quấy khóc.
– Xung quanh bao quy đầu của trẻ nổi mẩn ngứa, sưng tấy đỏ vì phần da bao quy đầu chít hẹp, cản trở nước tiểu thoát ra bên ngoài.
– Trẻ bị viêm loét ở dương vật do chưa biết cách vệ sinh để bảo vệ “cậu nhỏ”.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu điều trị muộn có thể kìm hãm sự phát triển của dương vật ở tuổi dậy thì. Nam giới trưởng thành sẽ gặp khó khăn trong chuyện quan hệ tình dục và gây ra một số vấn đề như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý. Tăng nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn.
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ có phải cắt hay không tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các bậc phụ huynh không nên nghe theo quảng cáo ở những nơi có chi phí thấp nhưng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn để gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: Mất máu quá nhiều, đau đớn, nhiều trùng bao quy đầu, thậm chí là bị lây nhiễm bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai…
Chắc hẳn, cha mẹ cũng chưa hết bàng hoàng với vụ 117 trẻ bị lây nhiễm sùi mào gà ở Hưng Yên. Xuất phát từ sự chủ quan của nhiều phụ huynh và sự tắc trách của y sĩ khi dùng dụng cụ y tế và thuốc bôi cho trẻ mà không đảm bao vô trùng gây ra vụ việc đau lòng. Do đó, cha mẹ nên lựa chọn những cơ sở chuyển khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và khả năng sinh sản cho bé.
Hiện nay, có hai phương pháp là lộn bằng tay tại nhà và cắt bao quy đầu:
Trường hợp hẹp bao quy đầu của trả ở mức nhẹ, không gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, sưng tấy quy đầu…bố mẹ có thể lộn bao quy đầu cho trẻ vì đây là thời điểm thích hợp nhất. Sử dụng kết hợp thuốc mỡ để lộn dẫ dàng hơn, chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm đau tre.
Ở độ tuổi này cha mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc bôi chuyên dụng cho trẻm bôi khoảng 1 – 2 lần/ngày trong vòng một tháng để giúp lớp da bao quy đầu lộn xuống. Thông thường, có khoảng 60% trường hợp mang lại kết quả tốt khi thực hiện đúng cách.
Trường hợp trẻ chưa lộn bao quy đầu thì để là thời điểm thích hợp để thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Do đó, cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để trẻ được làm thủ thuật ở độ tuổi này.
Tóm lại, nếu trẻ không tự lộn bao quy đầu theo các tự nhiên thì nên thực hiện cắt bao quy đầu. Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được thăm khám, từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp để khắc phục sớm cho trẻ, tránh nhưng biến chứng nguy hiểm.
[addtoany]Bạn không biết nên chữa hẹp bao quy đầu ở đâu? Hãy tham khảo 5 địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín nhất ở Hà Nội qua bài viết này nhé
Bs. Đinh Sỹ Thanh
Hiện đang làm việc tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa – Đại Học Y Hà Nội và là tham vấn viên chia sẻ những kiến thức mảng sức khỏe nam khoa, sức khỏe sinh sản,...trên trang Nguoihocy.com