Ung thư Kaposi là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện & cách điều trị

Ung thư Kaposi  một căn bệnh ung thư hiếm gặp, chúng có thể gây ra nhiêu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tính mạng. Vậy, ung thư kaposi là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào? Tất cả có trong bài chia sẻ ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu nó nhé

Khi nói đến bệnh ung thư kaposi chắc hẳn có nhiều người tỏ ra khá mơ hồ, thậm chí không nghĩ rằng có loại bệnh này. Thế nhưng, đây lại là căn bệnh đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về sức khỏe cho bản thân bệnh nhân và cả cộng đồng.

ung-thu-kaposi

Ung thư Kaposi là bệnh gì?

Ung thư Kaposi, hay Sacorma Kaposi –một dạng bệnh ung thư xảy ra do các khối u, tế bào lạ phát triển dưới da, niêm mạc, bán niêm mạc ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Trong đó phổ biến ở mũi, cổ họng, bộ phận sinh dục,…

Đặc điểm của các khối u này đó là:

  • Màu đỏ hoặc đỏ sậm, tím
  • Có thể gây đau
  • Dễ gây chảy máu
  • Có thể khiến bệnh nhân bị khó thở

Các chuyên gia đã chia dạng ung thư này thành 4 loại cơ bản:

  • Loại cổ điển
  • Loại châu Phi
  • Loại ức chế miễn dịch
  • Loại liên quan đến suy giảm sức đề kháng

Ung thư Kaposi một khi đã mắc phải bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 10 năm, và tử vong do các bệnh lý khác mà khối u này gây ra.

Triệu chứng ung thư Kaposi

Bản thân kaposi là một dạng ung thư, chúng biểu hiện điển hình bằng các khối u, tế bào lạ. Triệu chứng của bệnh không điển hình rất khó nhận biết vì chúng cũng tương tự như một số bệnh lý thường gặp khác. Một số triệu chứng ung thư Kaposi mà chúng ta không nên chủ quan bao gồm:

ung-thu-kaposi

  • Nổi ban với kích thước nhỏ màu đỏ hoạc tím ở chân, mũi, mặt
  • Các hạch bạch huyết ở dạ dày, phổi
  • Chảy máu trong
  • Đau bụng
  • Khó thở nếu các khối u này lan đến phổi.

Khi có bất kỳ các triệu chứng nào tương tự hoặc các dấu hiệu không bình thường về sức khỏe hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây ung thư Kaposi

Ung thư Kaposi là một dạng ung thư hiếm gặp, chúng có thể do một số nguyên nhân gây ra như:

  • Virus Human Herpes (HHV -8) –một loại virus lây truyền qua đường tình dục, niêm mạc vết thương hở, vùng da bị trầy xước
  • Ung thư Kaposi liên quan đến suy giảm sức đề kháng –AIDS.

Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra một số yếu tố nguy có khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh ung thư Kaposi như:

  • Nam giới –có liên quan đến hormone sinh dục nam
  • Nhiễm HHV -8 thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch kém
  • Mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch
  • Quan hệ không an toàn, không chung thủy có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
  • Quan hệ đồng tính nam

Những nguyên nhân ung thư Kaposi khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc nguyên nhân các bác sĩ sẽ có các định hướng khắc phục hiệu quả.

Điều trị ung thư Kaposi bằng cách nào?

Có nhiều phương pháp khác nhau trong việc điều trị ung thư Kaposi, tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào lại tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sự lây lan của bệnh. Theo đó, các bác sĩ cần thăm khám lâm sàng cũng như các xét nghiệm nhằm đưa ra các chẩn đoán về bệnh.

Một số kỹ thuật chẩn đoán ung thư Kaposi bao gồm:

  • Khai thác tiền sử bệnh
  • Khám lâm sàng
  • Làm sinh thiết
  • Xét nghiệm máu

Sau khi có kết quả thăm khám, chẩn đoán và kết luận các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị chủ yếu là theo dõi để đánh giá các biểu hiên trên da, vùng niêm mạc và bán niêm mạc. Có thể các bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Điều trị phẫu thuật để khắc phục các vấn đề trên da.
  • Xạ trị khắc phục các tổn thương trên da
  • Hóa trị được sử dụng khi bệnh đã nặng

Bên cạnh các biện pháp can thiệp của y tế thì chúng ta cũng cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là  các thói quen sinh hoạt.

Các bác sĩ cho biết, một số thói quen sinh hoạt khoa học cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý, trong đó bao gồm cả ung thư.

  • Một số thói quen sinh hoạt được khuyến cáo với căn bệnh ung thư Kaposi bao gồm:
  • Tái khám đúng lịch hẹn của mà bác sĩ đã chỉ định để theo dõi bệnh tình
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng uống thuốc hay thêm liều
  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học và an toàn

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có ý nghĩ chỉ định thay cho bác sĩ. Chính vì  thế chúng ta hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ để chủ động trong việc tìm hiểu cũng như chữa trị đạt hiệu quả. Tham khảo thêm những bệnh phổ biến tại đây để biết cách phòng tránh cho mình và người thân nhé

 

[addtoany]
Bs. Đinh Sỹ Thanh

Hiện đang làm việc tại  bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa – Đại Học Y Hà Nội và là tham vấn viên chia sẻ những kiến thức mảng sức khỏe nam khoa, sức khỏe sinh sản,...trên trang Nguoihocy.com

Bình luận của bạn