Cảnh báo bệnh ung thư khi khạc đờm ra máu tươi

Khạc đờm ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, trong đó bao gồm các bệnh về ung thư như: Ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

Việc khạc, nôn ra đờm là phản ứng tự nhiên nhất của cơ thể nhằm loại bỏ những tác nhân gây hại từ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Thông qua màu sắc của đờm, nước mũi sẽ tiết lộ rất nhiều vấn đề về sức khỏe của bản thân mà bạn không nên xem thường

Khạc đờm ra máu tươi là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc bệnh viêm phổi, lao, u phổi hoặc cũng có thể là các bệnh ung thư nguy hiểm. Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh khác nhau mà máu trong đờm sẽ xuất hiện ít hay nhiều. Nếu chịu khó quan sát kỹ bạn có thể dễ dàng biết được cơ thể mình đang mắc phải bệnh gì.

khac dom ra mau tuoi

Khạc đờm có lẫn máu là bệnh gì?

Ho, đờm có lẫn máu là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang gặp các bệnh lý nguy hiểm như: viêm phế quản, u phổi, hang lao phổi, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày….cụ thể:

– Bệnh ung thư vòm họng: Khi bị ung thư vòm họng bạn sẽ thấy đờm của mình có xuất hiện những cục máu nhỏ. Kèm theo các triệu chứng ù tai, khản cổ, nổi u hạch, vướng họng…

– Ung thư phổi: Theo nghiên cứu từ các chuyên gia có đến 65% người bị ung thư phổi gặp triệu chứng ho có đờm kèm theo máu. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu như đau ngực, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi kéo dài.

– Bệnh viêm họng, giãn khí-phế quản cũng là tác nhân gây ra hiện tượng đờm có máu.

– Các bệnh tắc nghẽn ở phổi (COPD): Khi mắc bệnh tắc nghẽn phổi bạn sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực và xuất hiện có máu màu đen, nhất là vào mỗi buổi sáng.

– Lao phổi: Là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể xuất hiện đờm lâu ngày. Dấu hiệu nhận biết là khạc đờm ra máu tươi, đau ngực, khó thở. Nếu bệnh nặng sẽ làm áp xe phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

– Phù phổi cấp với dấu hiệu đặc trưng là đờm dạng bọt lẫn máu tươi.

Nếu bạn xuất hiện đờm màu đỏ nâu và các dâu hiệu như sôi bụng, khó chịu. Khi đó có khả năng bạn bị dạ dày tá tràng, thoái hóa và xương khớp.

Cách xử lý tình trạng khạc đờm ra máu tươi

Tùy vào tình trạng đờm có xen lẫn máu tươi khác nhau, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ áp dụng cách điều trị phù hợp nhất.

  • Lượng máu trong đờm ít

Khi lượng máu ho ra thấp hơn 50ml/lần với cac vệt máu nhỏ hay ho ra vài ngụm nhỏ. Lúc này bạn chỉ cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, sử dụng thuốc an thần để cầm máu. Bên cạnh đó, bạn nên tránh vận động, nên uống nước mát, ăn đồ lỏng.

Với trường hợp ho ra máu nhẹ bạn có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu sau một thời gian tình trạng bệnh không được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

  • Lượng máu trong đờm trung bình

Khi lượng máu trong đờm từ 50 – 200 ml/ngày, bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Lượng máu trong đờm nặng

Khi lượng máu trong đờm trên 200ml/ngày, bạn nên đến ngay bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ điều trị. Trong trường hợp mất máu quá nhiều bạn sẽ được chỉ định truyền máu bổ sung.

Cách phòng ngừa tình trạng khạc đờm có lẫn máu tươi

Đối với các bệnh liên quan đến đờm trong cổ họng bạn nên sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi để cải thiện tình hình. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác bạn nên đến gặp bác sĩ. Ngoài cách điều trị bệnh khạc đờm ra máu bạn có thể chủ động phòng tránh bằng các biện pháp sau:

– Uổng đủ nước mỗi ngày để đờm đờm và chất nhầy được nới lỏng ra.

– Thổi mũi thường xuyên để ngăn chặn đờm có khả năng chảy vào trong.

– Hít thở trong hơi nước bằng cách sông hơi hơi, tắm nước nóng sẽ giúp đờm nhanh chóng được loại bỏ.

– Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích, hóa chất và khói thuốc lá.

– Ăn các loại thực phẩm cay, nóng để giúp dễ thở và long đờm nhanh hơn.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

– Không tiêu thụ các loại thực phẩm như sữa, đồ chiên, rán…sẽ làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy.

Hi vọng với những thông tin hữu ích về các bệnh liên quan đến hiện tượng khạc đờm ra máu tươi trên đây, sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe. Nếu có dấu hiệu bất thường trong cơ thể, người bệnh nên đến chuyên khoa tai – mũi – họng để thăm khám và điều trị kịp thời.

Còn thông tin khác như những bệnh thường gặp, dinh dưỡng mỗi ngày,…, tất cả có ở Bản Tin Sức Khỏe của chúng tôi. Hãy thường xuyên cập nhật để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé !

[addtoany]
Bs. Đinh Sỹ Thanh

Hiện đang làm việc tại  bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa – Đại Học Y Hà Nội và là tham vấn viên chia sẻ những kiến thức mảng sức khỏe nam khoa, sức khỏe sinh sản,...trên trang Nguoihocy.com

Bình luận của bạn