Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm và khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy, cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin chi tiết hơn nhé.

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm virus. Thường trong khoảng 2 năm đầu đời, bé có thể bị cảm cúm từ 8-10 lần. Với những trường hợp bệnh nhẹ, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu cha mẹ chủ quan, bệnh rất có thể biến chứng gây viêm tai giữa và các bệnh nhiễm trùng thứ cấp khác.

cach tri cam cum cho tre so sinh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm, dấu hiệu đầu tiên và dễ thấy nhất đó là sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Lúc này, nước mũi của bé không còn ở dạng lỏng nữa mà trở nên đặc hơn và có màu xanh lá cây hay màu vàng. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sẽ thấy xuất hiện thêm một số triệu chứng khác, như:

  • Sốt cao, trên 390
  • Ho khan.
  • Họng sưng.
  • Lười bú.
  • Tiêu chảy.
  • Nôn.
  • Mắt đỏ.

Và theo các bác sĩ, nên đưa bé tới bệnh viện ngay nếu xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Khó thở, thở khò khè, thở dốc.
  • Da tím tái do thiếu oxy.
  • Nôn liên tục.
  • Hôn mê.

Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Giống như cảm cúm ở người lớn, cảm cúm ở trẻ sơ sinh cũng do sự xâm nhập của các virus gây ra. Chúng có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc hít thở và phổ biến nhất là hai chủng virus cúm A và cúm B.

Theo đó, trẻ sơ sinh có thể bị cảm khi chơi đùa với những người thân mang virus cúm trong gia đình. Đặc biệt là trường hợp người lớn bị ho, hắt xì và không thường xuyên rửa tay bằng nước sạch.

Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Nếu bé nhà bạn đang có những dấu hiệu bị cảm cúm, đừng quá lo lắng. Bởi nếu tình trạng bệnh nhẹ, hãy áp dụng những cách trị bệnh đơn giản dưới đây:

  • Cho bé nghỉ ngơi ở nhà nhiều hơn.
  • Làm ẩm không khí xung quanh bằng máy phun sương để bé dễ thở hơn.
  • Dùng bộ xịt rửa mũi cho bé.
  • Dùng dầu nóng như dầu khuynh diệp hay tinh dầu bạc hà thoa vào ngực, cổ, lưng của bé trước khi đi ngủ.
  • Cho bé uống nhiều nước hơn.
  • Cho bé uống từ 1-2 muỗng mật ong ấm trước khi đi ngủ
  • Xem thêm: Mẹo chữa cảm cúm tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Còn nếu muốn an tâm hơn, hãy tìm tới các bác sĩ để bé được thăm khám kỹ lưỡng. Thông thường, với trẻ sơ sinh, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc kháng virus cúm như Tamiflu hoặc Relenza. Tuy nhiên, vì là thuốc dùng theo đơn nên các bậc cha mẹ không nên tự ý sử dụng cho bé. Ngoài ra, tuyết đối không được dùng aspirin cho trẻ bởi điều này có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn và gây ra hội chứng Reye ở trẻ.

Và để phòng tránh sự lây nhiễm bệnh qua lại giữa các thành viên trong gia đình, hãy nên nhớ:

  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã hay cho bé uống thuốc.
  • Hạn chế sự tiếp xúc hoặc động chạm trực tiếp để tránh lây nhiễm.
  • Sử dụng khẩu trang.

Với những cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh trên đây hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã biết nên làm gì khi bé có những biểu hiện của bệnh. Ngoài ra, hãy hạn chế sự tiếp xúc của bé với những nguồn bệnh, giữ vệ sinh sạch sẽ đồ chơi để bé luôn khỏe mạnh nhé.

 Nguồn tham khảo 

https://www.babycenter.com/0_flu-in-toddlers_11431.bc

+ https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/tri-cam-cum-cho-tre-7-bi-kip-don-gian-cuc-hieu-qua

+  http://kidshealth.org/en/parents/tips-take-care.html

[addtoany]
Bs. Nguyễn Thị Trúc Linh

Là bác sĩ khoa ngoại nhi, hiện đang công tác tại Bệnh viện nhi đồng 1. Tốt nghiệp Đại học y dược Tp. HCM

Bình luận của bạn