Ai NÊN và KHÔNG NÊN tiêm vắc xin HPV, chi phí tiêm HPV là bao nhiêu?

Theo thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2400 bệnh nhân nữ tử vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm căn bệnh ung thư này mà chỉ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV).

Tuy nhiên không phải cũng có thể tiêm vắc xin HPV, việc tìm hiểu về loại vắc xin này và một số lưu ý trước và sau khi tiêm giúp bạn đảm bảo an toàn hơn. Hãy tham khảo bài viết sau nhé!

ai-nen-khong-nen-tiem-vac-xin-hpv

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là gì?

Virus HPV có tên khoa học là Human Papilloma Virus, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung, virus này gây u nhú trên cơ thể người.

Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong những căn bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Bạn có thể mắc bệnh nếu có quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra nếu chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nhưng không điều trị sớm cũng có thể gây biến chứng thành ung thư.

Hiện nay, có khoảng hơn 100 tuýp HPV, tuy nhiên HPV tuýp 16 và 18 có nguy cơ gây ung thư cao nhất, trong đó có ung thư cổ tử cung. Để ngăn ngừa bệnh này, cách duy nhất là tiêm phòng vacxin.

Có mấy loại vắc xin HPV? Chi phí vắc xin phòng HPV là bao nhiêu?

Vacxin HPV hiện nay có 2 loại đang được áp dụng tại Việt Nam là: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). 2 loại này được đánh giá là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung lên đến 90% và các tổn thương tiền ung thư lên đến 60%.

Cervarix: loại vắc xin này có chứa 2 tuyp gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Giá của vacxin này khoảng từ 850 – 950 nghìn đồng/1 mũi.

Gardasil: có 2 tuyp gây ra ung thư và 2 tuyp là các bệnh xã hội khác như: sùi mào gà, mụn rộp, lậu. Giá giao động khoảng từ 1,3 triệu – 1,5 triệu/ mũi. Tuy nhiên, cũng tùy từng cơ sở tiêm chủng mà giá tiêm sẽ khác nhau.

Hai loại vacxin ngừa ung thư cổ tử cung này đều tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng. Trong khi chị em chưa tiêm đủ các mũi thì các bác sĩ khuyên không nên có quan hệ tình dục. Do thời điểm này hệ miễn dịch chưa thể hoàn chỉnh được, rất dễ nhiễm virus HPV. Nếu chị em muốn có thai sau khi tiêm hoàn thiện 3 mũi, thì ít nhất 1 tháng sau hãy mang thai nhé để tránh ảnh hưởng của vacxin HPV đến bé.

Mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ, nhưng tốt nhất chị em nên đi thăm khám và tầm soát để sớm phát hiện được nguy cơ mắc bệnh từ những tuýp khác.

Vacxin HPV có tác dụng phụ gì không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, loại vacxin HPV nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vì trong cơ thể chúng ta có một số phản ứng với các chất lạ. Do đo, khi đưa vacxin HPV vào cơ thể sẽ có nhiều phản ứng khác nhau, tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nhưng hầu hết là nhẹ chỉ sốt, hơi sưng tấy ở vùng tiêm hoặc nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, có một số trường hợp gây phản ứng mạnh như: sốt, co giật, thậm chí là tử vong. Thực tế dù cùng một lô sản xuất, cùng thời điểm tiêm hoặc cùng một lọ vaxin HPV nhưng mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau. Điều này có thể không phải do thuốc kém chất lượng mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Độ tuổi tiêm vacxin HPV tốt nhất

Vacxin phòng ngừa virus HPV được Bộ y tế cấp phép sử dụng năm 2008. Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 nên tiêm chủng và thích hợp nhất khoảng 11 – 12 tuổi.

Đối với những trường hợp đã quá 26 tuổi, các bác sĩ khuyên vẫn nên tiêm. Bởi vì, virus này ai cũng có thể mắc phải và có rất nhiều tuyp khác nhau, không phải ai cũng mắc đồng thời một tuýp.

Người quan hệ tình dục rồi có nên tiêm không?

Vacxin chống virus HPV có hiệu quả tốt nhất khi chưa có hoạt động tình dục. Tuy nhiên, với những chị em đã quan hệ tình dục hoặc đã có gia đình vẫn có thể tiêm thuốc để phòng tránh bệnh. Trường hợp bạn chưa bị nhiễm virus thì hiệu quả của vacxin cũng tương đương những người chưa quan hệ tình dục, nếu đã bị nhiễm virus thì có thể phòng tránh được những tuýp khác.

Tuy đã được tiêm phòng đầy đủ, nhưng để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Chị em nên xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, chăm sóc vùng kín sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, và nên chủ động đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh tốt hơn.

Bạn muốn biết địa chỉ chữa viêm lộ tuyến hãy tham khảo bài viết sau: https://nguoihocy.com/buoi-sang-kham-benh-cua-toi-tai-pk-da-khoa-quoc-te-ha-noi/

[addtoany]
Bs. Đinh Sỹ Thanh

Hiện đang làm việc tại  bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa – Đại Học Y Hà Nội và là tham vấn viên chia sẻ những kiến thức mảng sức khỏe nam khoa, sức khỏe sinh sản,...trên trang Nguoihocy.com

Bình luận của bạn