Khi mang thai, các bà bầu luôn cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ để đảm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhất là trước những căn bệnh nguy hiểm như uốn ván. Vậy, lịch chích ngừa uốn ván cho bà bầu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin quan trọng này trong bài viết dưới đây.
Uốn ván là bệnh gì?
Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván có tên Clotridium gây ra. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tỷ lệ tử vong ở mức rất cao, lên tới 95%.
Theo các bác sĩ, trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi và rất khó để tiêu diệt. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua các niêm mạc các vết thương hở. Đối với trẻ sơ sinh, loại trực khuẩn này sẽ tấn công theo đường cắt rốn, gây uốn ván rốn. Còn với thai phụ, trong quá trình chuyển dạ, Clotridium sẽ xâm nhập qua đường sinh dục và gây uốn ván tử cung.
Do tính chất nguy hiểm của bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ mang thai đều phải được chích ngừa vác xin để phòng tránh uốn ván cho cả mẹ và bé.
Uốn ván và nguyên nhân gây bệnh
Uốn ván là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clotridum gây ra. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và rất khó để tiêu diệt hoàn toàn. Theo các bác sĩ, loại trực khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc của các vết thương hở.
Do đó, trong quá trình sinh nở, việc cắt rốn bằng các dụng cụ chưa tiệt trùng có thể làm cho bé nhiễm uốn ván rốn. Còn đối với các thai phụ, nếu chưa được tiêm phòng trước đó thỉ rất có thể sẽ bị uốn ván tử cung khi chuyển dạ.
Lịch chích ngừa uốn ván cho bà bầu mới nhất
Theo các bác sĩ, tổng số lần tiêm ngừa uốn ván cho nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 15-35 tuổi) là 5 mũi. Trong đó, có 2 mũi cơ bản cho các chị em mang thai lần đầu, cụ thể như sau:
- Mũi 1: Tiêm khi mới bắt đầu có thai hoặc tiêm sớm hơn ngay từ khi chưa mang thai.
- Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng hoặc trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
- Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi thứ 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.
- Mũi 4: Tiêm sau mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai sau.
- Mũi 5: Tiêm sau mũi 5 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai sau.
- Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Tham khảo thêm: Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?
Để việc tiêm phòng an toàn, tránh những rủi ro và mang lại nhiều hiệu quả, các mẹ bầu nên tìm tới những địa chỉ uy tín, tin cậy. Đó là những bệnh viện, các Trung tâm Tiêm chủng mở rộng hoặc các Trạm y tế tại địa phương. Dưới đây là một số địa chỉ tiêm phòng uy tín xin được chỉa sẻ tới các mẹ. Hiện tại, việc tiêm phòng cho các bà bầu thường được tiến hành theo lịch ở những địa điểm sau:
- Những Trung tâm tiêm chủng.
- Những bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện sản, bệnh viên đa khoa.
- Những Trung tâm Y tế dự phòng, các Trạm y tế tại phường, xã, quận, huyện…
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Việt Pháp: Số 1, Phương Mai, Đống Đa.
- Bệnh viện nhi Trung ương: 18/ 879, La Thành, Đống Đa.
- Trung tâm Y tế dự phòng: 50C Hàng Bài và 70 Nguyễn Chí Thanh.
- Trung tâm tiêm chủng VNVC: 180 Trường Chinh, Đống Đa
- Phòng tiêm chủng SAFPO: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Từ Dũ: 248 Cống Quỳnh, Quận 1
- Bệnh viện Đại học Y Dược: 221B Hoàng Văn Thụ, Quân Phú Nhuận.
- Trung tâm tiêm chủng VNVC: 198 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận
- Viện Pasteur: 167 Pasteur, Quận 3.
Thực tế, dù có nhiều lựa chọn nhưng tốt nhất các mẹ nên tiêm phòng trực tiếp tại những cơ sở y tế cấp cơ sở nơi mình đang sống. Bởi điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đi lại mà còn giúp các mũi tiêm của thai phụ và quá trình tiêm chủng sau này của con bạn được theo dõi và quản lý dễ dàng hơn.
Giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu hết bao nhiêu?
Theo các bác sĩ, giá tiêm phòng uốn ván không hề đắt và có thể phụ thuốc vào một số yếu tố như nguồn gốc vắc xin (trong nước hay ngoài nước), loại vắc xin (chỉ phòng một bệnh duy nhất hay có thể ngừa các bệnh khác)… Thông thường với các bà bầu, vắc xin được sử dụng là loại vắc xin đơn giá (chỉ phòng 1 bệnh duy nhất). Và nếu dùng như loại có xuất xứ từ nước ngoài, chi phí sẽ chênh lệch một chút so với việc dùng vắc xin do Việt Nam sản xuất.
Hiện tại, vắc xin uốn ván có giá từ 35.000 tới 100.000 tùy loại. Tuy nhiên, nếu thực hiện tiêm ở những cơ sở hiện đại, mức giá mà các mẹ phải bỏ ra có thể sẽ cao hơn tùy và điều kiện vật chất và tay nghề y bác sĩ thực hiện.
Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Thực tế, mũi tiêm đầu tiên thường được tiến hành trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ chứ không phải trong tam cá nguyệt đầu như theo lý thuyết. Bởi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi chưa phát triển ổn định, nên tiêm ở giai đoạn sau sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, mũi thứ 2 vẫn phải được đảm bảo tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Ngoài ra, sau khi tiêm, các mẹ bầu có thể thấy tay bị đau một chút, cùng với đó thể là tình trạng sốt nhẹ. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng bởi đây là tác dụng phụ thường thấy khi tiêm, nhất là ở lần thứ 2. Thông thường, chúng sẽ tự động biến mất sau khoảng 3-4 ngày. Và chị em có thể sử dụng đá lạnh để chườm sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, trước khi tiêm, thai phụ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu đang bị cảm cúm, mắc bệnh về khớp, thận hoặc có tiền sử sinh non…Ngoài ra trước khi có ý định sinh con bạn nên đi tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai, phòng bị cảm
Trên đây là một số thông tin liên quan đến lịch chích ngừa uốn ván cho bà bầu xin được chia sẻ tới các chị em. Hãy ghi nhớ và thực hiện đúng để sức khỏe cả mẹ và bé được bảo vệ an toàn nhất nhé.
Chúc bạn sức khỏe